Cơ bản về tĩnh điện và ảnh hưởng của sự phóng tĩnh điện( Phần 1)

Sự phóng tĩnh điện :ELECTROSTATIC DISCHARGE (ESD)

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu:

+Tĩnh điện là gì?

+Tĩnh điện xuất hiện khi nào

+Ảnh hưởng của sự phóng tĩnh điện

+Cách phòng tránh và khử tĩnh điện

1-TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ, TĨNH ĐIỆN XUẤT HIỆN KHI NÀO:

+Tĩnh điện là điện áp tĩnh, được sinh ra do ma sát bề mặt giữa các vật. Khi đó một bề mặt sẽ được tích điện dương(Positive Charge ) và một bề mặt sẽ tích điện âm(Negative Charge)

Ví dụ về quá trình xảy ra tĩnh điện:

-Khi tách 2 bề mặt ra khỏi nhau

-khi bạn di chuyển

2-SỰ PHÓNG TĨNH ĐIỆN(ESD).

+Khi nào thì hiện tương phóng điện hay phóng tĩnh điện sẽ xảy ra: Khi có bề mặt tích điện trái dấu được đặt gần nhau thì hiện tượng phóng điện sẽ xảy ra:

Ví dụ về sự phóng tĩnh điện:

-Điện tích phóng khi xảy ra tĩnh điện giữa các đám mây ta có thể nhìn thấy hiện tượng này chính là sét trong thực tế.

-Phóng điện xảy ra khi bạn tiếp xúc với tay cầm cửa nắm.

                                

3-MỨC ĐỘ TĨNH ĐIỆN SINH RA DO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG

+Khi bạn đi bộ qua một tấm thảm:  1,500 - 35,000 volts

+Khi bạn đi bộ qua một sàn nhựa chưa được qua xử lí:  250 - 12,000 volts

+Khi bạn mở phong bì thư:  600 - 7,000 volts

+Công nhân thao tác khi trên bàn làm việc:700 - 6,000 volts

+Thao tác tháo băng dính(tape):9,000 - 15,000 volts

Về mặt điện, có 3 mô hình ESD được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực bán dẫn để đặc tả hiện tượng ESD:

  • Mô hình HBM (Human Body Model – mô hình phóng điện từ cơ thể người)
  • Mô hình MM (Machine Model – mô hình phóng điện từ máy móc)
  • Mô hình CDM (Charged Device Model – mô hình phóng điện do chíp bán dẫn bị tích điện)

Với mức điện áp tĩnh điện dưới 3000V sẽ không cảm thấy gì,

 

 

Phần 2:ảnh hưởng của sự phóng tĩnh điện và cách phòng tránh

 

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận